Bến Cát nằm phía Bắc của tỉnh Bình Dương, trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, toạ lạc ở trung tâm tỉnh Bình Dương, trên địa bàn thị xã có sông Sài Gòn và sông Thị Tính chảy qua, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40km, cách Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương hơn 15km.
Thị xã Bến Cát có vị trí địa lý:
Quy hoạch Bến Cát Bình Dương
Thị xã Bến Cát được thành lập từ 29/12/2013 hiện là đô thị Loại III (từ năm 2018) nằm phía bắc tỉnh Bình Dương, diện tích tự nhiên của thị xã 234,40 km²
Theo đồ án quy hoạch thị xã Bến Cát đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt; gắn với sự điều chỉnh địa giới hành chính các địa phương thuộc Bắc Bình Dương. Cụ thể:
Diện tích và dân số: Dân số khoảng 318.799 người (Năm 2020), mật độ dân số đạt 1.360 người/km².
Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2023, Bến Cát là thị xã có 8 đơn vị hành chính, gồm 5 phường: Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa và 3 xã: An Điền, An Tây, Phú An, với 336.847 nhân khẩu; trong đó, thường trú 30.071 hộ với 115.042 nhân khẩu; tạm trú 221.805 nhân khẩu (năm 2020).
Kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, phần lớn các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt mục tiêu của cả nhiệm kỳ. Thị xã Bến Cát đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng: Công nghiệp phát triển và tăng trưởng ổn định, dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế; nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới.
Văn hóa: Về ngành du lịch, tại Bến Cát Bình Dương cũng có nhiều khu du lịch nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách đến tham quan hàng năm.
Làng tre Phú An Bến Cát
Di tích lịch sử Địa Đạo Tam Giác Sắt
Trong những năm qua, Bến Cát Bình Dương đã đầu tư 849,881 tỷ đồng từ ngân sách xây dựng 207 công trình gồm 56 công trình giao thông, 100 công trình giáo dục, 11 công trình y tế, 10 công trình điện, 19 công trình dân dụng và 11 công trình khác.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TX Bến Cát đến năm 2025
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật thị xã Bến Cát
Nhận biết được tầm quan trọng trong vị trí và vai trò kết nối của mình, bản đồ quy hoạch thị xã Bến Cát thể hiện rõ sự tập trung phần lớn vào việc tạo ra các trục giao thông huyết mạch, tăng đường đầu nối để rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển, đúng như định hướng chung của quy hoạch giao thông Bình Dương.
Giao thông đường bộ: Đường cao tốc đô thị kết nối với khu vực khác của Bình Dương và khu vực xung quanh là đường Quốc lộ 13, đường Vành đai 4, đường Mỹ Phước-Tân Vạn nối dài trong tương lai. Lộ giới đường vành đai 4 và đường Mỹ Phước – Tân Vạn nối dài từ 60-62 m, lộ giới đường Quốc lộ 13 là 63m.
Giao thông đường thủy: Khai thác sông Sài Gòn và sông Thị Tính dưới góc độ vận tải thủy, kết nối taxi nước với Thủ Dầu Một phục vụ du lịch, tham quan;
Xây dựng các cảng vận tải tại Rạch Bắp, khu vực dưới chân cầu vượt sông Sài Gòn của đường vành đai 4, các bến tàu du lịch trên sông Sài Gòn và sông Thị Tính.
Giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh qua khu quy hoạch với ga Chánh Lưu tại Hòa Lợi.
Giao thông công cộng: Kết nối giao thông công cộng khu vực Nam Bến Cát với hệ thống giao thông công cộng của tỉnh Bình Dương
Nhằm mục đích đẩy mạnh tiến trình hoàn thiện diện mạo đô thị và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với định hướng phát triển, quy hoạch thị xã Bến Cát có kế hoạch sử dụng quỹ đất phù hợp với từng ngành nghề và ưu tiên cho nhóm công nghiệp – dịch vụ:
Mua nhà ở, đất nền tại Thị Xã Bến Cát Thông tin chi tiết tại đây